Vụ nổ hầm cầu nhà vệ sinh ở trọ Bình Dương: Cô gái 19 tuổi bỏng 82%

nổ hầm cầu nhà vệ sinh

Liên quan vụ nghi nổ hầm cầu nhà vệ sinh ở Bình Dương, nữ nạn nhân bị thương đang nằm điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, với diện tích bỏng rất lớn.

Chiều 18/11, nguồn tin của Dân trí cho biết, nữ nạn nhân 19 tuổi trong vụ nổ tại căn nhà trọ ở thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đang được điều trị tích cực tại khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM).

Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bỏng 82% diện tích cơ thể, 10% độ III, bỏng hô hấp. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân vào khu vực săn sóc đặc biệt để tiến hành điều trị tích cực, chăm sóc giảm đau, bù dịch… Bệnh nhân vẫn đang được theo dõi chặt chẽ.

Như Dân trí đã thông tin, Công an TX Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đang điều tra nguyên nhân vụ nổ tại phòng trọ làm một người bị thương.

Thông tin ban đầu, sáng 17/11, nhiều người dân tại dãy nhà trọ ở khu phố Tân An (phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên) nghe tiếng nổ lớn phát ra tại một phòng trọ nên chạy đến kiểm tra.

Tại đây, họ phát hiện đồ đạc trong phòng bị văng khắp nơi, cô gái 19 tuổi (người thuê phòng trọ) bị thương, bất tỉnh. Nạn nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cấp cứu, sau đó chuyển lên tuyến trên tại TPHCM.

Nhận tin báo, Công an thị xã Tân Uyên cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người liên quan để làm rõ. Bước đầu nhận định, khả năng vụ nổ là do khí metan tích tụ lâu ngày dưới hầm cầu trong nhà vệ sinh của phòng trọ.

Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM (Ảnh: trần văn thắng).
Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

Một số câu hỏi liên quan về hầm cầu

Làm gì để hạn chế nổ hầm cầu?

Sự cố nổ hầm cầu nhà vệ sinh khá hy hữu, tuy nhiên đã xảy vài trường hợp đáng tiếc. Để hạn chế nên đặt ống thông hơi bồn cầu hoặc hút hầm cầu định kỳ từ 2 năm 1 lần.

Cách làm giảm khí gas hầm cầu như thế nào?

Hiện nay để giảm lượng khí gas hầm cầu cũng khá đơn giản, mọi người nên dùng men vi sinh xử lý tiêu hủy hầm cầu, cách dùng khoảng khoảng 3 tháng từ 1 đến 2 gói bột.

Vì sao khi xả nước bồn cầu lại có hiện tượng bốc mùi hôi hầm cầu?

Hiện tượng này là báo hiệu hầm cầu đầy, do lượng chất thải quá nhiều làm cho thiếu khoảng trống trong hầm nên khi xả nước bồn cầu làm cho khí metan thoát ra.

Có nên đậy bồn cầu khi xả nước, tại sao phải làm như vậy?

Vì khi đập nắp trước khi xả nước bồn cầu giúp tránh mùi hôi phát tán trong nhà vệ sinh. Tránh được các vi khuẩn gây bệnh phát tán vào vật dụng vệ sinh cá nhân như: khăn tắm, bàn chải thậm chí tường gạch.

Vì sao nổ hầm cầu nhà vệ sinh?

Hầm cầu (bể phốt) là nơi chứa chất thải sinh hoạt trong gia đình. Những chất thải sinh hoạt mà con người thải ra sẽ theo đường ống thoát nước, ống cống bồn cầu chảy vào bể chứa. Khi xuống dưới bể thì chúng sẽ tiến hành quá trình tự phân hủy nhờ vào các vi sinh vật có trong hầm cầu. Trong quá trình phân hủy chất thải sẽ tạo ra chất bùn và tự nhiên sinh ra các khí như metan, amoniac, cacbondioxit, …. Những khí này được gọi chung bằng tên gọi khí ga. Khí ga này được tích lũy trong trong hầm chứa nên rất dễ phát nổ nếu có tác động vào dù là rất nhẹ.

Đặc biệt nếu hầm cầu không có ống thoát khí thì lượng khí ga tích tụ trong hầm cầu sẽ ngày càng nhiều. Nhiều người hút thuốc lá trong nhà vệ sinh có thể làm dẫn đến phản ứng cháy nổ nếu nhiệt độ hoặc tàn thuốc tiếp xúc với khí ga. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố nổ hầm cầu mà bạn nghe nói đến.

Ngoài ra có nhiều trường hợp sàn nhà vệ sinh bị nứt, mùi hôi thối bốc lên từ miệng cống thoát nước cũng là biểu hiện khí ga trong hầm quá đầy. Chính vì vậy khi hầm cầu thoát khí ga ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống cũng như sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Vụ nổ hầm cầu ở Bình Dương: Cô gái 19 tuổi bỏng 82%
Vụ nổ hầm cầu ở Bình Dương: Cô gái 19 tuổi bỏng 82%

Hầm cầu nhà vệ sinh phát nổ do đâu, làm sao tránh?

Theo TS Ngô Thanh An, phó trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, ĐH Bách Khoa TP.HCM, nguyên nhân cháy nổ là do khí metan. Do vậy, cần lưu ý đến những nguồn phát sinh khí metan như bếp ga, toilet, thùng rác.

Để đảm bảo an toàn, cần tránh sự rò rỉ khí từ hầm cầu vào toilet. Muốn thực hiện được việc này, cần có ống thông khí để cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngoài.

Ống thông khí đóng vai trò quyết định trong việc loại bỏ áp suất khí sinh ra từ bên trong của hầm cầu. Do vậy, phải lưu ý trong việc thiết kế và lắp đặt ống thông khí cho hầm cầu.

Đường kính ống thông khí không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7m để tránh mùi và khí độc hại. Ống thông khí không được đặt ngập trong chất lỏng (có như vậy mới có vai trò thông khí với bên ngoài).

Cần tránh xây dựng hầm cầu ở những nơi hay ngập lụt. Vì nước từ môi trường bên ngoài có thể chảy vào trong bồn cầu, làm ngập luôn ống thông khí, dẫn đến tạo áp trong hầm cầu.

Cạnh đó, cần lưu ý việc làm kín mối nối tiếp xúc giữa bồn cầu và đường ống thoát chất thải, tránh hiện tượng rò rỉ khí qua mối nối này.

TS An khuyên không nên hút thuốc trong toilet, nhất là khi phát hiện mùi lạ. Thay vào đó, cần tìm ngay nguyên nhân gây rò rỉ khí và khắc phục ngay.

“Bên cạnh toilet, bếp ga, cũng phải lưu ý đến hệ thống cống rãnh trong nhà. Không nên mở nắp đậy lỗ thoát nước trong nhà tắm bởi nó có thể dẫn khí có chứa metan, H2S từ hệ thống cống thải vào nhà, từ đó có thể gây ngạt, tạo mùi hôi thối, hoặc tiềm tàng gây ra sự cháy nổ”, TS An nói thêm.

Năm 2018, một vụ nổ hầm cầu nhà vệ sinh đã xảy ra tại căn nhà trọ ở phường Phú Thọ (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) làm 4 người bị thương vong. Sau quá trình điều tra, công an kết luận khí metan tích tụ trong phòng trọ và nhà vệ sinh đã bắt lửa khi một nạn nhân hút thuốc, gây ra vụ nổ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận


@

Pin It on Pinterest