Lý do bạn không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh ? Điều gì xảy ra ?

lý do không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Không chỉ biến chiếc smartphone là ổ vi trùng nguy hiểm, dùng điện thoại trong toilet còn khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian và “nghiện” nặng hơn. Đây chính là lý do không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Kết quả một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy, người Anh trung bình dành hơn 3 giờ mỗi tuần cho việc ngồi nhà vệ sinh. Con số này vượt xa mức khuyến nghị từ 10-15 phút mỗi ngày, tức là khoảng 1 giờ 45 phút mỗi tuần. Điện thoại di động chính là nguyên nhân chính của việc này. Khoảng 75% người Mỹ cũng thừa nhận họ sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

Xem thêm: Tại sao đi vệ sinh phải đậy nắp bồn cầu

Trong nhà vệ sinh vốn rất kín và ánh sáng không ổn định như ở phòng ngoài. Vậy nên, việc xem điện thoại trong nhà vệ sinh chẳng những gây ra bệnh cận thị mà hại sức khỏe. Điều gì xảy ra khi bạn vào nhà vệ sinh với điện thoại di động? Hãy xem thông tin bài viết này sau đây

Vì sao không nên dùng điện thoại trong toilet nhà vệ sinh

Tuy nhiên, có 6 lý do cho thấy bạn không nên ngồi quá 15 phút trong nhà vệ sinh.

Điện thoại sẽ trở thành “sân chơi” cho vi trùng

Điện thoại rất dễ trở thành vật trung gian cho các loại vi trùng, vi khuẩn có hại trong nhà vệ sinh. Chúng “lấy” vi trùng từ chỗ bạn đặt điện thoại, sau đó truyền sang tay, lan sang vùng kín của bạn. Hoặc điện thoại cũng có thể lấy vi trùng từ bất kỳ bề mặt nào trong phòng tắm, trong khi bạn đang rửa tay hoặc xả nước.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại là một trong những nguyên nhân phát tán siêu vi khuẩn MRSA (tụ cầu khuẩn kháng kháng sinh). Điều này có nghĩa là một bệnh nhân ngẫu nhiên có thể bị nhiễm bệnh vì chiếc điện thoại.

Bạn có thể bị bệnh trĩ và các vấn đề về trực tràng

Theo các bác sĩ, việc ngồi dưới 15 phút ở bồn cầu là bình thường. Tuy nhiên, dành nhiều thời gian hơn thế có thể gây áp lực không cần thiết lên trực tràng. Bệnh trĩ là một trong những triệu chứng nghiêm trọng do ngồi WC lâu, tiếp theo là bệnh sa trực tràng, lý do không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Vì sao không nên dùng điện thoại trong toilet nhà vệ sinh

Bạn không thể thực sự thả lỏng

Xem điện thoại sẽ không chỉ khiến cho não của bạn hoạt động ở chế độ căng thẳng, nó còn khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động khác. Nếu bạn muốn cơ thể được thả lỏng thực sự, khi đi WC, hãy thử thả lỏng, thư giãn. Bằng cách kích hoạt cơ thể, bạn cũng sẽ kích hoạt bộ não của mình.

Bạn sẽ dễ coi thời gian vào toilet như cách “đi trốn”

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nhiều người trong số những người sử dụng điện thoại ở WC coi đó là cách để giấu cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng sinh viên sử dụng điện thoại để chống lại sự buồn chán. Do đó, việc sử dụng điện thoại liên tục như một chiến lược đối phó có thể có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chính chúng ta.

Mặt tích cực từ nghiên cứu là điện thoại thực sự giúp một số người đối phó với các tình huống căng thẳng. Nghiên cứu từ Đại học Cambridge và một nghiên cứu gần đây của Đại học Nam California cũng đã chỉ ra rằng việc rời xa điện thoại có thể gây ra cảm giác vô cùng căng thẳng đối với nhiều người thuộc thế hệ Millennials.

Bạn lãng phí thời gian của chính mình

Theo một nghiên cứu của Đại học Florida, Đại học Bang Michigan và Đại học Washington, tất cả chúng ta dành trung bình 90 phút mỗi ngày để lướt điện thoại, tức là khoảng 3,9 năm trong cuộc đời của chúng ta. Điều này có nghĩa là điện thoại có thể khiến chúng ta mất tập trung vào công việc và các hoạt động hàng ngày. Theo nghiên cứu này, nhân viên lãng phí khoảng 5 giờ mỗi tuần cho những phút không liên quan đến công việc.

Bạn trở thành ‘con nghiện’

Một trong 3 triệu chứng chính của chứng nghiện điện thoại là nỗi lo lắng khi rời khỏi nhà mà không mang điện thoại bên mình. Hai điều còn lại, bao gồm nỗi sợ rằng bạn không thể gửi hoặc nhận tin nhắn. Mặc dù các nhà khoa học không thường sử dụng từ “nghiện” cho tình huống này, nhưng thực tế là những dấu hiệu được thể hiện cho thấy chứng nghiện điện thoại là có thật.

Hầu hết các chứng nghiện đều có liên quan đến việc truyền dẫn hoóc môn dopamine. Nghiện điện thoại cung cấp trải nghiệm tương tự, bởi người dùng cảm thấy hạnh phúc mỗi khi họ tương tác với ai đó. Những kết quả tiêu cực của việc sử dụng điện thoại quá nhiều bao gồm lòng tự trọng thấp, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Mọi người cùng quan tâm:

Cách thông bồn cầu bằng máy hút bụi

Hướng dẫn cách dùng bột thông cống tại nhà

Điện thoại di động bẩn gấp 10 lần bồn cầu

Điện thoại của bạn có thể là một ổ chứa vi khuẩn mà bạn không hề hay biết. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona phát hiện ra rằng điện thoại của chúng ta mang lượng vi khuẩn nhiều gấp mười lần so với bồn cầu.

Nhà vi sinh vật học Jason Tetro cho biết: “Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm loại vi khuẩn trên điện thoại, cũng như nấm. Hầu hết chúng vô hại, nhưng vẫn còn nhiều mầm bệnh tiềm ẩn có thể gây bệnh cho bạn.” Theo trang tin y tế WedMD, những vi khuẩn này bao gồm salmonella, E.coli, shigella và campylobacter, tất cả đều có thể khiến bạn bị ốm nặng. Đây lời khuyên khá bổ ích để giải thích “lý do không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh?

Và nếu bạn thường xuyên mang điện thoại vào nhà vệ sinh thì những khu vực như bồn cầu, bồn rửa, vòi nước,… đều ẩn chứa hàng tá vi khuẩn và nguy cơ chúng lây truyền sang điện thoại của bạn càng cao.

Điện thoại di động bẩn gấp 10 lần bồn cầu

Tác hại của việc đi vệ sinh lâu với điện thoại

Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.

Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đưởng ruột.

Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.

Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy dễ bị choáng váng, ngã quỵ, đặc biệt là những người bị ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, người cao tuổi, khi đứng dậy càng dễ xảy ra sự cố.

Lưu ý: Nên khi đi vệ sinh, hãy tạm ngưng lại các hoạt động khác

Vậy làm cách nào để bỏ thói quen vô ích này và “cai nghiện” điện thoại?

Một vài báo cáo được công bố trong năm 2014 nói rằng người dùng thường mở khóa điện thoại từ 110 đến 150 lần mỗi ngày để kiểm tra mà không có bất kỳ mục đích hoặc mối quan tâm nào. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy người dùng ngày càng bị smartphone cuốn hút để dành thời gian cho những việc làm vô bổ. Nói cách khác, đây là dấu hiệu của chứng nghiện điện thoại hay smartphone. Đây chính là lý do không dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Bị nghiện điện thoại vô nhà vệ sinh phải làm sao, có 5 cách thú vị sau đây:

1. Tắt thông báo điện thoại khi đi vệ sinh

Thông báo có thể xuất hiện ở mọi ứng dụng trên smartphone nhưng không phải lúc nào cũng là thông báo quan trọng mà bạn cần phải xem hay bật điện thoại ra kiểm tra. Hầu hết các ứng dụng trên điện thoại của bạn có thể được tinh chỉnh vô hiệu hóa thông báo, và trong nhiều trường hợp, bạn có thể tinh chỉnh những ứng dụng nào thực sự cần thiết để bạn nhận thông báo từ chúng.

Trên Android bạn sẽ cần phải vào các tùy chọn bên trong ứng dụng để tắt thông báo từ ứng dụng đó còn trên iOS, người dùng có thể vào Settings và mở Notification Center để quản lý các thông báo. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định mốc thời gian để kiểm tra thông báo, ví dụ như bạn có thể kiểm tra tài khoản Gmail của bạn chỉ một lần/giờ thay vì luôn phải bận tâm đến các thông báo có thư mới mỗi phút (kể cả thư rác). Điều này cũng nên áp dụng tương tự như khi bạn dùng các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay Twitter.

2. Gỡ bỏ ứng dụng

Nếu tắt thông báo hay tập thói quen xem thông báo theo giờ không thể áp dụng với bạn, thì bạn nên xem xét gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng không cần thiết hoặc những ứng dụng mà bạn luôn muốn kiểm tra. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập trung vào các ứng dụng có trang web riêng, ví dụ bạn có thực sự cần phải có ứng dụng Facebook và Twitter trên điện thoại của bạn khi máy tính xách tay cũng có thể xem các dịch vụ này trên web, có cần thiết để truy cập email trên đường đi hay có thể chờ đợi cho đến khi trở lại máy tính của bạn để kiểm tra.

Vậy làm cách nào để bỏ thói quen vô ích này và "cai nghiện" điện thoại?

Gỡ ứng dụng mà bạn có thể sử dụng nó trên máy tính

Việc loại bỏ các ứng dụng không cần thiết có nghĩa là bạn sẽ có ít thông báo để kiểm tra và cập nhật ít hơn, nó cũng giải phóng không gian lưu trữ trên điện thoại của bạn và làm giảm sự lộn xộn trên màn hình chủ. Nếu bạn không muốn tất cả các ứng dụng phải có mặt trên Smartphone, bây giờ có thể là thời điểm tốt để quyết định bạn thực sự cần gì và bạn có thể sống mà không cần nó hay không.

3. Kích hoạt Airplane Mode

Nếu bệnh mở điện thoại để kiểm tra thông báo quá nặng, bạn có thể sử dụng chế độ máy bay để tắt tất cả các thông báo trên điện thoại. Lợi ích của cách làm này là nó tắt mọi thông báo trên Smartphone của bạn và bạn vẫn có thể chụp ảnh và truy cập các ứng dụng khác trên thiết bị.

Kích hoạt chế độ AirplaneKích hoạt chế độ Airplane:

Bật chế độ Airplane có thể khiến bạn bị mất liên lạc nhưng như bạn thấy, con người đã có thể sống được vài thiên niên kỷ trước khi phát minh ra điện thoại thông minh, vì vậy bạn vẫn có thể tồn tại một vài giờ nếu không liên lạc. Cách làm này có thể áp dụng khi bạn đi ngủ và thức dậy. Thay vì phải nhận hàng chục thông báo mỗi khi chợp mắt. Khi bạn đã sẵn sàng để làm việc trở lại, bạn chỉ việc chuyển điện thoại sang chế độ thông thường.

4. Sử dụng một công cụ chuyên dụng

Ngoài các thiết lập có sẵn trong hệ điều hành điện thoại di động của bạn, có một vài ứng dụng có thể giám sát hoạt động trên điện thoại di động của bạn và đặt giới hạn sử dụng nếu cần thiết. Một trong những ứng dụng nổi tiếng này là BreakFree, nó đã có trên Android và cũng sẽ sớm có mặt trên iOS. Ứng dụng này cung cấp cho bạn một phân tích chi tiết về những ứng dụng đang chiếm hầu hết thời gian của bạn và khoảng thời gian bao lâu giữa các lần kiểm tra điện thoại di động của bạn.

Ứng dụng cai nghiện smartphone BreakfreeỨng dụng cai nghiện smartphone Breakfree

BreakFree đưa ra lựa chọn để bạn vô hiệu hóa một số hoặc tất cả các thông báo, và thậm chí bạn có thể thiết lập một chế độ trả lời tự động tin nhắn SMS nếu bạn muốn cho mọi người biết rằng bạn đang cố gắng để cai nghiện smartphone. Âm thanh và mạng Internet có thể bị vô hiệu hóa khi cần thiết, bạn có thể thiết lập các khoảng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. BreakFree cũng sẽ hiển thị một thông báo thường xuyên cho thấy mức độ nghiện hiện tại của bạn và nhắc nhở bạn.

5. Giấu điện thoại của bạn

Một cách làm có thể xem là thú vị nhất đó là bạn cũng tự tạo ra các rào cản khiến bạn không muốn kiểm tra điện thoại của mình thường xuyên ví dụ như thiết lập mã mở khóa phức tạp hoặc mật khẩu dài. Trong khi bạn đang làm việc bạn có thể để điện thoại của bạn trong một ngăn kéo và chỉ kiểm tra nó hai hoặc ba lần một ngày; ở nhà, bạn có thể chơi thể thao và coi phim để phân tán sự chú ý.

Góc nhận xét của mọi người về vấn đề này

1. Bạn Anh Tú chia sẽ:

” Mình thấy rất gớm khi cầm điện thoại vào nhà vệ sinh vì đúng như bài báo đã phân tích chả khác nào đưa vi trùng lên điện thoại vì trong nhà vệ sinh rất bẩn lúc đi đại tiện, thử nghĩ 1 tay bấm bấm rồi sau đó dùng giấy toilet thì đã thấy khả năng cao con Ecoli dính trên điện thoại là chắc rồi. Chưa kể cầm điện thoại đồng nghĩa với ngồi lâu hơn, k tốt cho lưu thông máu. Vì thế ý do mình không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh. Đi đại tiện thì tốt nhất tập trung đi cho nhanh, xong rồi ra cho nhanh để tránh lây vi trùng”

Đang hóng thêm bài nữa của thongcongnghet.com.vn về việc nên dùng giấy toilet hay vòi xịt hay kết hợp cả 2 để an toàn, sạch sẽ?

2. Bạn Thu Sương tâm sự:

Không mang điện thoại vào nha vệ sinh thì đồng ý. Nhưng không hiểu sao lo lắng khi đi ra ngòai không mang điện thoại lại là nghiện? Lỡ cần gọi cho ai hoặc ai gọi cho mình thì sao? Ba mẹ tôi già không dùng điện thoại mấy, nhưng đi đâu tôi cũng dặn mang theo điện thoại, cần hỗ trợ gì có thể liên lạc.

3. Em Minh Trang chia sẽ:

” Tôi không dùng kiểu đó ! Tôi dùng điện thoại để xem tin tức , khoa học ,đời sống , truy cập facebook, zalo phục vụ công việc , mua sắm ,học tập …tôi vẫn có thời gian , kinh doanh tại nhà”

Những cách làm trên hơn mang tính cực đoan nhưng chúng chắc chắn sẽ có hiệu quả nếu như bạn làm theo, chứng bệnh nghiện smartphone hay thường xuyên lấy điện thoại của bạn ra kiểm tra dù không có mục đích gì quan trọng có lẽ sẽ giảm được phần nào cũng là biện pháp giảm lý do không nên dùng điện thoại trong nhà vệ sinh

Đánh giá

Bình luận


@

Pin It on Pinterest