Hằng ngày mỗi khi bạn đi nhà vệ sinh có những vật dụng cá nhân thường hay vứt xuống bồn cầu thay vì phải đi nhặt và vứt đống rác này vào thùng rác nhé. Khi làm như vậy, chắc chắn đường ống thải của bồn cầu cũng sẽ gặp phải tình trạng ứ, nghẽn không thoát được nước gây tắc cục bộ. Có rất nhiều vật dụng cá nhân không nên bỏ vứt bỏ vào bồn cầu
Đôi lúc chúng ta vô tình hay cố ý vứt một số vật dụng của chúng ta xuống bồn cầu mà chúng ta không nghĩ đến nó sẽ gây nên tình trạng nghẹt nghiêm trọng mà chúng ta không biết. Bài viết sau đây công ty Hoàng Long chúng tôi sẽ chia sẽ cho các bạn biết một số đồ vật dụng cá nhân mà chúng ta không nên vứt xuống bồn cầu.
1. Những vật dụng cá nhân nào trong phòng tắm nhà vệ sinh
Dưới đây là những thiết bị và vật dụng cá nhân trong nhà vệ sinh
1. Bồn cầu
2. Sen tắm và điều chỉnh nhiệt độ
3. Lavabo và vòi rửa
4. Gương
5. Giá treo khăn tắm
6. Giá treo quần áo
7. Kệ đựng sữa tắm, sữa rửa mặt, bàn chải
8. Khay đựng xà phòng, giấy vệ sinh
9. Bồn tắm
10. Dép đi phòng tắm
11. Khăn mặt
12. Khăn tắm
13. Giấy vệ sinh
14. Vật dụng cọ rửa nhà tắm
15. Vật dụng cá nhân
16. Cây thụt bồn cầu
2. 16 vật dụng cá nhân bạn không nên vứt bỏ vào bồn cầu.
Loại vật dụng cá nhân này nhìn tưởng bé nhưng khi bị bỏ vào bồn cầu, chui xuống ống cống, chúng lại có thể khiến bạn hối hận đấy!
Nói đến bồn cầu và thùng rác, thoạt nghe thì bạn thấy nó chẳng có gì liên quan đến nhau, phải không? Ấy vậy mà không ít người lại đánh đồng 2 cá thể này. Bởi cái sự “tiện” nên đôi lúc có người hồn nhiên bỏ rác vào bồn cầu rồi tiện tay giật nước xả trôi.
Nếu may mắn, mảnh rác ấy sẽ cuốn theo dòng nước. Thế nhưng dù cho nó có trôi chuẩn đi chăng nữa thì đến lúc nào đó bạn cũng sẽ phải hối hận khi chứng kiến chiếc bồn cầu, bể phốt nhà mình nổi lên những thứ chẳng ai muốn thấy cả.
Chính vì lẽ đó, đây là 16 danh sách những vật dụng cá nhân mà bạn tuyệt đối không nên vứt vào bồn cầu.
1. Chất béo, dầu, mỡ
Đây là một trong những khó khăn, và tất cả mọi người từng làm điều đó ở thời điểm nào đó, nhưng thực tế bạn không bao giờ nên đổ chất béo nấu ăn vào hệ thống cống. Khi nóng, chất béo có thể tồn tại ở dạng lỏng, nhưng ngay sau khi mỡ này chạm cống, nó nguội đi và đông lại, trở thành sáp gây tắc ống. Vì thế, bạn hãy cạo nó vào thùng rác, hoặc nếu nó là mỡ thịt xông khói sạch, hãy lưu nó trong một cái bình để tái sử dụng.
2. Băng vệ sinh:
Đối với những người ngăn nắp thì chắc hẳn họ không hình dung được một ai đó lại có thể vứt cả băng vệ sinh vào bồn cầu. Loại rác này có nguy cơ gây tắc bồn cầu rất cao bởi chúng có kích thước khá to và sẽ còn nở to hơn khi gặp nước. Tuy nhiên, thực tế thì việc này vẫn hay xảy ra, nhất là trong gia đình có những thiếu nữ mới lớn – những người đề cao tính tiện dụng nhưng chưa hình dung được hết hậu quả sẽ xảy ra. Hãy nhắc nhở con em mình chú ý vứt riêng băng vệ sinh vào thùng rác, tuyệt đối không nên vứt vào bồn cầu.
3. Tã dùng một lần
Tã dùng một lần được làm từ chất tổng hợp độc hại được thiết kế để nở ra khi ngấm nước. Khi bạn xả nó xuống bồn cầu, ngay lập tức nó sẽ bị tắc trong đoạn ống uốn cong hình chữ U, và gây ra một trở ngại khủng khiếp cho bồn cầu.
4. Khăn giấy ướt vệ sinh
Việc sử dụng “khăn giấy ướt”, một phụ kiện phòng tắm của phụ nữ đang ngày càng phổ biến. Chúng đang được bán trên thị trường ngang với giấy vệ sinh, nhưng loại khăn giấy ướt này đang gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Trong khi thực tế, loại khăn giấy ướt này cũng không khá hơn so với khăn lau sạch.
5. Khăn giấy
Đây là điều vô cùng lãng phí và việc tái sử dụng khăn ăn/khăn vải là tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng khăn giấy, nên biết rằng chúng không được thiết kế để phân hủy trong nước như giấy vệ sinh. Việc xả chúng vào bồn cầu có thể gây ra vấn đề lớn.
6. Bông gòng
Bông là một chất liệu hút nước nhanh và giữ nước lâu do vậy cần nhớ rằng sau khi sử dụng bông để trang điểm hay cầm vết thương các bạn nên bỏ ngay chúng vào sọt rác.
7. Bông, gạc, tăm bông
Đúng, chúng chỉ là bông? Có vẻ như chúng rất nhỏ và sẽ bị ướt sũng khi bị thấm nước, sau đó cuối cùng sẽ bị phân hủy trong các đường ống, nhưng điều này không phải. Cuối cùng, chúng quận lại bên nhau trong những phần uốn cong của đường ống, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.
8. Bao cao su
Vứt bao cao su vào bồn cầu là thói quen rất phổ biến của các quý ông. Nhiều người cho rằng thói quen này không đáng kể bởi bao cao su rất nhỏ, khả năng gây ra tắc nghẽn rất ít. Tuy vậy, hậu quả của thói quen này với môi trường thì lại rất lớn bởi bao cao su được làm với chất liệu không thể phân hủy được.
Cũng như chỉ nha khoa, bao cao su là một vật không phân hủy được. Khi bạn thường xuyên bỏ vào bồn cầu thì khả năng gây tắt nghẽn rất cao bởi bao cao su dễ bám chặt vào thành ống dẫn nước làm cản trở sự trôi nước. Và việc hút hầm cầu cũng sẽ gặp khó khăn nếu bị tắc nghẽn do bao cao su quá nhiều.
Lưu ý: Bọc bao cao su đã dùng cẩn thận trong giấy vệ sinh, gói vào túi nilon rồi bỏ vào thùng rác. Không được ném bao vào bồn cầu vì nó có thể làm tắc bồn cầu.
👉 Xem thêm: Bạn đã bao giờ sử dụng qua 16 cách thông tắc bồn cầu bị nghẹt sau đây chưa.
9. Băng gạt
Băng gạt được làm từ vải và nhựa không nên được vứt vào trong bồn cầu. No sẽ tạo ra một mớ hỗn độn khổng lồ và gây nghẹt nghẽn lớn.
10. Băng keo
Chúng được làm từ nhựa không phân hủy, do đó sẽ thật khủng khiếp đối với môi trường và có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng trong các hệ thống xử lý nước thải.
11. Thuốc lá
Vứt tàn thuốc lá xuống bồn cầu và thậm chí không thèm giật nước cũng là thói quen của vô số quý ông.Thói quen này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có hại bởi trong tàn thuốc có rất nhiều hóa chất độc hại. VIệc vứt chúng trôi nổi lâu trong bồn cầu có thể khiến những hóa chất này thôi ra, bám vào thành bồn cầu, gây hại cho sức khỏe của bạn.Hơn nữa, tàn thuốc lá thường nổi trên mặt nước nên việc xả trôi chúng cũng gặp chút khó khăn, Đôi khi vì xả chúng mà bạn phải tốn rất nhiều nước. Điều này rất lãng phí trong khi nước không phải là tài nguyên vô tận.
12. Đầu lọc thuốc lá
Chúng không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu khi nổi trên mặt nước bồn cầu, mà còn chứa đầy đủ hóa chất vô cùng độc hại và cuối cùng sẽ ngấm vào hệ thống cung cấp nước. Ngoài ra bạn đang lãng phí nước để xả đi những mẩu thuốc lá rất nhỏ!
13. Chỉ nha khoa
Bạn có biết rằng chỉ nha khoa là một vật không phân hủy do vậy khi bạn vứt những sợi chỉ mặc dù nhỏ này xuống bồn cầu cũng làm tăng nguy cơ gây tắc trong đường ống.
Xem thêm: Mẹo làm sạch bồn cầu bằng chất tẩy rửa hiệu quả an toàn nhất
14. Thực phẩm
Hằng ngày mỗi khi bạn rửa rau hay rửa bất cứ thực phẩm nào ở bồn rửa bát các bạn cũng luôn phải vớt những thực phẩm rác thải rơi ra để không làm tắc đường ống nước thải. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ rằng thà rằng đổ toàn bộ số nước đó xuống bồn cầu thay vì phải đi nhặt và vứt đống rác này thì bạn đã nhầm rồi nhé. Khi làm như vậy, chắc chắn đường ống thải của bồn cầu cũng sẽ gặp phải tình trạng ứ, nghẽn không thoát được nước gây tắc cục bộ.
15. Xà phòng
Khi bạn xả xà phòng xuống bồn cầu, nó sẽ là một trong những tác nhân tiêu hủy các vi sinh vật làm ảnh hưởng đến quá trình phân hủy.
16. Cát vệ sinh của chó mèo
Nhiều gia đình ở thành phố thường cho chó mèo đi vệ sinh vào cát vệ sinh rồi tiện thể đổ ngay vào bồn cầu.Có thể chẳng bao lâu sau đó bạn sẽ được chứng kiến ngay hậu quả bởi loại cát này làm từ cát và đất sét sẽ nhanh chóng lắng xuống và kết thành một khối vững chắc trong đường ống thoát nước. Việc khắc phục hậu quả sẽ vô cùng khó khăn. Hơn nữa, trong chất thải của chó mèo có chứa nhiều độc tố và ký sinh trùng. Bởi thế bạn không nên để chúng lẫn vào hệ thống nước của gia đình.
3. Nếu bồn cầu bị nghẹt vật dụng, phải thông bồn cầu làm sao?
Có rất nhiều cách chữa tắc bồn cầu và bạn đang sử dụng cách nào? thongcongnghet.com.vn xin được đề xuất một giải pháp khác đảm bảo 3 tiêu chí: hiệu quả nhanh chóng – triệt để lâu dài – an toàn sử dụng.
3.1 Baking soda (muối nở) và giấm ăn
- Baking soda khi kết hợp với giấm sẽ tạo nên một công dụng rất hiệu quả trong việc thông bồn cầu bị tắc, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:
- Bạn đổ 1 cốc baking soda và 2 cốc giấm vào bồn cầu, cho tiếp 3 – 4 lít nước ấm từ 70 – 80 độ C vào sau đó để qua đêm
- Sáng hôm sau bạn chỉ cần nhấn xả nước từ 1 – 2 lần thì bồn cầu sẽ được thông tắc
3.2 Móc phơi quần áo
Bạn chỉ cần làm cong móc treo thành cây thông bồn cầu là đã có thể xử lý bồn cầu bị tắc nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí mua dụng cụ.
Cách thực hiện thông nghẹt bồn cầu bằng móc phơi quần áo như sau:
– Chuẩn bị một chiếc móc treo đồ bằng inox hoặc kim loại và uốn chúng thành cây thông bồn cầu, phần đầu cố định bằng cục vải.
– Từ từ đưa móc xuống ống bồn cầu bị nghẹt rồi dùng sức thật mạnh đẩy.
– Lực từ móc treo và vải sẽ giúp bạn dễ dàng đẩy vật cản đi xuống dưới ống cống.
3.3. Coca cola, Pepsi
Coca cola, Pepsi ngoài công dụng làm nước giải khát chúng còn giúp thông thoáng bồn cầu do có chứa nhiều loại axit khác nhau.
Cách thực hiện thông nghẹt bồn cầu bằng Coca cola, Pepsi như sau:
– Bạn đổ 3 loại nước gồm :Coca cola 1,5 lít, Pepsi loại 1,5 lít vào bồn cầu.
– Chờ khoảng 2 tiếng để chất axit trong trong Coca và Pepsi ngấm vào chất thải.
– Sau đó, bạn xả lại bằng nước nóng để giúp thông bồn cầu một cách hiệu quả.
3.4 Pittong (cây thụt) cao su chuyên dụng
Cây thụt bồn cầu là một dụng cụ mà chắc hẳn mỗi gia đình đều sở hữu một cây để sử dụng khi bồn cầu bị tắc. Sử dụng thụt bồn cầu đúng cách sẽ giúp nhanh chóng giải quyết bồn cầu bị tắc nghẽn, đây là cách sử dụng thụt bồn cầu chính xác nhất
- Bước 1: Điều đầu tiên và là điều quan trọng nhất là bạn cần phải đặt cây thục vào chính xác giữa lỗ bồn cầu và đảm bảo giữ cho kín hơi, có rất nhiều người khi sử dụng đặt không ngay lỗ cầu nên khi thụt nước sẽ bắn văng khắp nơi.
- Bước 2: Khi đã đặt chính xác vào giữa lô bồn cầu thì bạn bắt đầu dùng lực và thụt mạnh xuống, lặp lại liên tục cho đến khi bồn cầu bắt đầu rút nước.
- Bước 3: Nhớ xả nước lại lần nữa để kiểm tra xem bồn cầu còn ngập không nhé.
4.1 Một số câu hỏi của khách hàng về tình trạng bồn cầu nghẹt do rớt vật dụng cá nhân
1. Chị Nguyễn Thị Hồng ngụ tại đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp có hỏi: “Sáng hôm nay khi tôi đi chợ về thì đứa nhỏ trong nhà có nói có làm rớt đồ chơi vào trong bồn cầu. Do đồ chơi nặng nên nó chui xuống dưới nên giờ tôi không thể lấy đồ rơi xuống bồn cầu lên được, không biết công ty có xử lý vật dụng cá nhân không nên bỏ vào bồn cầu nhanh chóng không?”
Trả lời: Về vấn đề nghẹt vật cứng thì chỉ còn cách lấy nó ra ngoài thì bồn cầu mới sử dụng được như bình thường nên chúng tôi có thể đến nhà chị để xem xét tình hình hiện tại rồi thi công cho chị luôn nha. Tùy vào từng tình huống mà chúng tôi có cách xử lý khác nhưng đây là vấn đề không quá khó nên chúng tôi có thể thi công nhanh chóng chị nhé. Chị liên hệ qua số điện thoại để nhân viên tiếp nhận thông tin của mình nhé.
2. Chị Hoàng Thu Hà ngụ tại đường Dương Văn Quá, quận 12 có hỏi: “Hôm qua lúc tôi cầm điện thoại vào nhà vệ sinh và vô tình làm rơi vào bồn cầu. Sau đó chiếc điện thoại chui vào ống nước nên chị không thể lấy lên và bồn cầu bị nghẹt. Vậy tôi phải làm thế nào?”
Trả lời: Bồn cầu bị nghẹt vật cứng là việc mà khách hàng thường xuyên liên hệ với chúng tôi. Có một cách giải quyết tình huống này tại nhà chính là chị làm thế nào để lấy chiếc điện thoại ra ngoài. Tuy nhiên, bạn không có chuyên môn trong việc này nên khó có thể nào thực hiện thành công. Chị có thể liên hệ ngay cho công ty chúng tôi để nhân viên tư vấn và đến lấy điện thoại ra cho chị nhé. Chúng tôi có nhiều máy móc cũng như thợ có chuyên môn nên sẽ xử lý nhanh để bồn cầu không còn nghẹt nữa.
Trên đây là một số vật dụng cá nhân không nên bỏ vào bồn cầu vì nó sẽ gây nguy hại cho bồn cầu gia đình bạn mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.