16 thói quen trong nhà vệ sinh không tốt ít người biết?

thói quen trong nhà vệ sinh

Không ít người trong chúng ta vì thói quen trong nhà vệ sinh hoặc vô tình mà đang sử dụng nhà tắm sai cách. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh.

Dưới đây là 16 thói quen trong nhà vệ sinh, phòng tắm có hại cho sức khỏe:

1. Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.

– Một số người có thói quen tranh thủ thời gian đi trong nhà vệ sinh để đọc sách hoặc sử dụng điện thoại.

– Nhưng thói quen này thường gây ra nguy cơ phổ biến nhất là khiến bạn mắc bệnh trĩ do vị trí ngồi đặt nhiều áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới khiến chúng sưng hoặc phồng lên.

2. Khi đi vệ sinh mà dùng điện thoại.

– Dùng điện thoại đi toilet là thói quen trong nhà vệ sinh , có thể gây ra 1 số vấn đề về tâm lý, điển hiển có chứng cản trở sự chú ý.

– Với 1 lượng lớn thông tin vô hiệu xâm nhập vào não bộ, chúng sẽ khiến khả năng xử lý thông tin hữu ích của não suy giảm, dễ dẫn đến chứng giảm trí nhớ.

– Cho nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên đi vệ sinh quá 5 phút, người táo bón không quá 10 phút, người bị trĩ rút ngắn thời gian đại diện, không nên ngồi trong toilet quá 3 phút sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Khi đi vệ sinh mà dùng điện thoại.

Một số tác hại dưới đây:

  • Gây nhiều bệnh về máu, hệ tiêu hóa
  • Có hại cho bộ não
  • Bị mắc bệnh trĩ
  • Có hại cho khớp gối
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Không tốt cho các chi dưới

3. Nhấn nút xả nước mà chưa đậy nắp.

Nếu không đậy nắp mà nhấn nút bồn cầu sau khi sử dụng thì có thể làm các hạt phân nhỏ bắn vào không khí, thậm chí là bay xa đến 1,8 mét, Reader’s Digest trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ).

Do đó, để đảm bảo vệ sinh, mọi người hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.

Nhấn nút xả nước mà chưa đậy nắp.

Xem thêm: 

4. Mở cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng.

– Nhà vệ sinh lúc này đang tồn tại lượng lớn vi khuẩn và mùi cơ thể. Nếu bạn mở cửa ra sau khi sử dụng thì các vi khuẩn sẽ khuyếch tán vào trong không khí ở ngoài phòng ngay lập tức.

– Tốt nhất hãy đóng cửa phòng tắm, bật hút mùi và mở các cửa sổ thông gió để không khí cũng như vi khuẩn trong phòng tắm thoát ra hết, nó sẽ an toàn và sạch sẽ hơn rất nhiều.

5. Dùng tăm bông làm sạch tai

– Ráy tai thực chất là lớp màng bảo vệ tự nhiên tốt nhất chống lại bụi bẩn. Nhai và nói chuyện giúp hàm di chuyển ráy tai từ trong ra ngoài.

– Nhưng nếu thói quen sử dụng tăm bông có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể, thậm chí vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn.

– Vì vậy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế tối đa thói quen làm sạch tai này.

6. Lau chùi nhiều lần và sai cách sau khi tiểu tiện, đại tiện.

– Nhiều người có thói quen trong nhà vệ sinh là khi lau chùi từ sau ra trước và thật không ngờ rằng đây lại là việc rất sai lầm. “”Luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh.

– Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu”, Alyssa Dweck, bác sỹ phụ khoa và tác giả của cuốn “V is for Vagina” cho biết.

– Điều này đặc biệt quan trọng với người phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.

Lau chùi nhiều lần và sai cách sau khi tiểu tiện, đại tiện.

7. Đặt thùng rác trong nhà vệ sinh.

Mỗi lần đi vệ sinh mọi người có thói quen dùng giấy vệ sinh, có người bỏ vô bồn cầu gây nghẹt

Giấy có chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn có hại khác. Nó sẽ hòa tan vào không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu vẫn muốn sử dụng thùng rác, hãy dùng thùng rác có nắp và đảm bảo rằng bạn vệ sinh chúng mỗi ngày.

Xem thêm:

8. Dùng quá sức khi đại tiện.

– Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.

– Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc.

– Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.

9. Sử dụng chung khăn tay.

– Những chiếc khăn giấy dùng một lần có khả năng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn tốt hơn khăn tay vải dùng đi dùng lại.

– Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có thói quen sử dụng khăn giấy (chưa kể, khăn giấy là sản phẩm không bảo vệ môi trường). Nếu vậy, bạn cần giặt khăn tay vải ít nhất một lần một tuần (thường xuyên hơn nếu nhà có trẻ nhỏ).

– Có một vài nhà vệ sinh công cộng được trang bị máy sấy tay, nhưng việc làm này không được xem là hợp vệ sinh.

– Nghiên cứu cho thấy các loại máy sấy này có thể phân tán vi khuẩn khắp phòng, ngay cả trên bàn tay vừa rửa sạch. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để chất khử trùng tay trong ví mọi lúc.

10. Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong.

– Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.

– Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn.

– Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.

11. Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu.

– Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiều tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu.

12. Đặt đồ điện cỡ lớn trong nhà vệ sinh.

– Các loại đồ điện gia dụng như máy giặt, máy sấy trong nhà vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy hại. Máy giặt thấm nước, bình nóng lạnh bằng điện đã cũ có thể gây hở, giật điện, bình nóng lạnh bằng khí đốt thì dễ gây trúng độc carbon monoxide.

– Vì vậy tốt nhất không nên đặt đồ điện trong phòng vệ sinh.

13. Không đóng cửa nhà tắm.

– Đa số các bạn đều cho rằng mở cửa cho nhà tắm thông thoáng là tốt. Thế nhưng nhà tắm vốn là nơi có mùi khó chịu, và nhiều vi khuẩn.

– Do đó tốt nhất bạn chỉ nên mở cửa sổ phòng tắm hay mở quạt thông gió giúp nhà tắm luôn khô ráo và thoáng mát, nhưng không khiến vi khuẩn ẩm mốc xâm nhập vào các gian phòng khác.

14. Sàn nhà trơn ướt.

– Nhà vệ sinh là nơi ướt và trơn nhất trong nhà, nước đọng lại sau khi tắm giặt khiến ta không chú ý chút là có thể trượt ngã. Vì thế, trong nhà vệ sinh phải bảo đảm khô ráo, có thể đi dép có đế chống trơn trượt.

15. Dùng lại khăn tắm nhiều lần.

– Môi trường ẩm ướt trong sợi vải của khăn tắm là điều kiện thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vì thế khi bạn đã tắm sạch nhưng lại dùng một chiếc khăn không còn đảm bảo thì vi khuẩn sẽ trở lại cơ thể bạn.

– Thậm chí nếu cơ thể có những vết thương hở, bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus vào trong.

– Theo tiến sĩ Elizabeth Scott, Giám đốc trung tâm Simmons College về vệ sinh và sức khỏe, chúng ta nên giặt khăn mỗi ngày nếu là khăn dùng chung và một lần mỗi tuần khi bạn là người dùng duy nhất.

– Sau khi lau người, khăn tắm cần phơi khô dưới trời nắng.

Dùng lại khăn tắm nhiều lần.

15. Sử dụng nước xịt thơm khử mùi.

– Nhiều người thích xịt nước thơm cho không khí trong toilet dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thực tế, thứ dung dịch này nếu tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

– Vì vậy, nếu muốn khử mùi nhà vệ sinh, bạn có thể chọn những nguyên liệu tự nhiên như đặt vào lát chanh, vỏ cam, vỏ bưởi bên trên bồn chứa nước.

16. Bàn chải đánh răng để gần bồn cầu

Bạn có để ý không? Phần lớn các gia đình đều đặt bàn chải đánh răng quá gần bồn cầu (chỉ trong khoảng bán kính 2m).

– Theo nghiên cứu của đại học Harvard Gazette, khi chúng ta xả nước bồn cầu, các hạt phân tử phân sẽ bắn tung tóe tối đa 2 mét.

– Điều đó có nghĩa rằng nếu bàn chải đánh răng của bạn quá gần bồn cầu, chúng sẽ phải hứng những thứ kinh khủng mỗi ngày.

– Lời khuyên dành cho bạn là nên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước, thường xuyên rửa sạch và thay thế bàn chải đánh răng. Để nơi thông thoáng, cao ráo sau mỗi lần sử dụng bàn chải.

Tổng hợp từ nhiều nguồn Internet.

Đánh giá