Cách xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả nhanh nhất

cách xử lý bồn cầu bị đầy hơi

Tình trạng bồn cầu bị nghẹt hơi là một trong những là một trong những vấn đề rất khó giải quyết của mỗi gia đình, khi xảy ra tình trạng này thường phải gọi thợ thông tắc bồn cầu xuống xử lý nên rất tốn kém. Để có thể vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức thì các bạn có thể tham khảo một số phương pháp xử lý thông bồn cầu đơn giản tại nhà dưới đây nhé!

Bồn cầu bị đầy hơi nguyên nhân do đâu?

Thông thường bồn cầu bị đầy hơi thường là do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Hầm cầu bị đầy nước: Khi hầm cầu của gia đình bạn bị quá tải, chúng sẽ tràn ngược lên đường cống và thoát khi lên bồn cầu, khiến cho bồn cầu bị bốc mùi nồng nặc.
  • Do bồn cầu không được vệ sinh thường xuyên cũng chính là nguyên nhân khiến bồn cầu nhà bạn bị đầy hôi.
  • Hệ thống ngăn mùi của bồn cầu có vấn đề.
  • Do tắc đường ống dẫn khí ở bể phốt vì trong quá trình phân hủy chất thải thành bùn và nước thải, lượng khí sinh ra rất lớn nhưng không có chỗ để thoát ra bên ngoài.
  • Do bồn cầu đã được xây dựng quá lâu mà không hề nâng cấp hay bảo trì thường xuyên.
  • Ngoài ra, còn do đường ống bể phốt bị rò rỉ hay bị hở: Khi bạn thông hút cống ở bồn cầu, có khi trong quá trình thi công thì bị hở đường ống bị ngẹt , khiến cho mùi hôi từ hầm cầu bốc lên.
Bồn cầu bị đầy hơi do đâu
Bồn cầu bị nghẹt hơi

Bồn cầu bị đầy hơi ảnh hưởng như thế nào?

– Bồn cầu bị nghẹt hơi không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động trong khu vực nhà vệ sinh. Mà còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu không được xử lý kịp thời, các chất thải bị đùn ứ trong bồn cầu sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh. Mùi hôi từ những chất thải này cũng có thể gây khó chịu, mất vệ sinh.

– Ngoài ra, bồn cầu bị nghẹt hơi làm mùi hôi trong nhà vệ sinh xuất hiện cũng có thể gây hại như lưu huỳnh metan nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi áp suất trong bồn cầu tăng cao do không khí và khí độc tích tụ. Nếu xảy ra sự giải phóng nhanh chóng của áp suất này, có thể gây ra hiện tượng phun trào. Đẩy các chất thải và nước bẩn ra khỏi bồn cầu theo hướng không mong muốn. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và gây tác động tiêu cực đến môi trường.

– Vì vậy, khi phát hiện bồn cầu bị đầy nước, cần nhanh chóng xử lý. Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho cả gia đình. Phương pháp xử lý bồn cầu bị nghẹt hơi là một trong những cách làm này rất nhanh chóng giúp phân hủy các chất thải trong quá trình sử dụng bị đẩy đi nhanh chóng, giúp không khí trong bồn cầu điều hòa trở lại Nếu không tự tin hoặc không có kỹ năng cần thiết, hãy gọi đến các chuyên gia cống nghẹt. Hoặc kỹ thuật viên để được hỗ trợ thường xuyên và giải quyết vấn đề một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Hầm cầu bao lâu thì đầy?

Bồn cầu bị đầy hơi có những dấu hiệu nhận biết nào?

Những dấu hiệu thông thường mà bạn có thể nhận biết được bồn cầu bị đầy hơi, qua đó sẽ tìm ra được những phương pháp giải quyết hợp lý nhất.

  • Bồn cầu xuất hiện những âm thanh lạ, ục ục có bọt khí nổi lên.
  • Bồn cầu không thoát nước được hoặc thoát nước chậm
  • Xuất hiện mùi hôi thối bốc lên khó chịu.
  • Nước thải trong bồn cầu tràn ngược ra bên ngoài.
Dấu hiệu nhận biết bồn cầu bị đầy hơi
Bốc mùi hôi

Bồn cầu bị đầy hơi và cách xử lý hiệu quả

– Cách xử lý bồn cầu bị nghẹt hơi là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng bởi nó không cần dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào cả

– Một số cách xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như sau:

1. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả bằng giấm và baking soda

Cách xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả với hai nguyên vật liệu vô cùng quen thuộc đó chính là giấm và baking soda.

  • Bước 1: Cho ½ chén baking soda và bồn cầu.
  • Bước 2: Đổ ½ chén giấm từ từ vào bồn cầu. Lúc này, bồn cầu sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt.
  • Bước 3: Đậy nắp bồn cầu và chờ qua đêm.
  • Bước 4: Đổ nước nóng vào bồn cầu rồi xả nước liên tục nhiều lần cho đến khi bồn cầu được thông, nếu vẫn chưa có hiệu quả, bạn nên lặp lại các bước trên cho đến khi bồn cầu được thông sạch sẽ.
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng giấm và baking soda
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng giấm và baking soda

2. Dùng bơm thụt bồn cầu để xử lý bồn đầy hơi

Để có thể sử dụng bơm thụt bồn cầu hiệu quả, bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn bịt miệng cao su của bơm thụt vào bồn đầu đang bị đầy.
  • Bước 2: Dùng tay lấy sức di chuyển tay cầm của bơm thụt lên xuống liên tục. Các chất thải đạng bị nghẹt ở trong nên lúc đầu bạn sẽ cảm thấy hơi nặng.
  • Bước 3: Làm liên tục trong khoảng 5 đến 10 phút thì tay cảm thấy nhẹ dần hơn vì chất thải đang dần được đẩy xuống hầm cầu. Dùng bơm dồn không khí cho đến khi thấy đầu bơm nhẹ hẳn rồi xả sạch bồn cầu là xong.
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng bơm thụt
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng bơm thụt

3. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng máy thổi khí nén

Xử lý bồn cầu bị nghẹt hơi bằng máy thổi khí nén là một phương pháp hiệu quả và đơn giản. Máy bơm thổi khí nén được thiết kế đặc biệt để loại bỏ các mảng bám và vật cản trong bồn cầu.

  • Bước 1: Để sử dụng máy, bạn chỉ cần đặt bàn hút cao su của máy vào miệng bồn cầu.
  • Bước 2: Sau đó, kéo lên và kéo xuống nút tay cầm để tạo áp suất khí nén. Bàn cao su sẽ hút chặt vào miệng bồn cầu và sau đó, bóp tay phanh để tạo ra lực đẩy mạnh. Đẩy các chất thải và rác bẩn xuống phía dưới.
  • Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần gạt cần để loại bỏ các mảng bám và chất bẩn đã bị đẩy ra. Sau khi hoàn thành các bước này, bồn cầu sẽ được xử lý và nghẹt hơi được giải quyết.

Tuy nhiên, khi sử dụng máy thổi khí nén, cần phải thận trọng. Và tuân thủ các hướng dẫn an toàn. Đảm bảo đặt bàn hút cao su chính xác và đảm bảo không có vật thể nào bị kẹt trong bồn cầu trước khi sử dụng máy.

dây thông tắc lò xo
Cách xử lý bồn cầu không rút nước

Tin liên quan: Thợ thông nghẹt bồn cầu tại Cần Đước triệt để, giá rẻ 50k

3. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả bằng bột thông cống

Ngoài các cách xử lý bồn cầu phía trên, bạn có thể sử dụng các loại bột thông cống hoặc các chế phẩm sinh học để việc thông tắc trở nên đơn giản hơn.

  • Bước 1: Đổ trực tiếp bột thông cống vào bồn cầu.
  • Bước 2: Đợi khoảng 1 đến 3 tiếng để bột thông cống phát huy tác dụng.
  • Bước 4: Xả thật nhiều nước để các chất bẩn được đẩy xuống hầm cầu.
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng bột thông cống hando
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng bột thông cống hando

Xem thêm: Xử lý hầm cầu bị đầy như thế nào?

4. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả bằng pittong cao su

Việc sử dụng pittong cao su được đánh giá rất cao vì tính tiện lợi cũng như thao tác sử dụng thông tắc đơn giản, bạn có thể tham khảo các cách sau đây :

  • Bước 1: Lựa chọn loại pittong có đầu to hay nhỏ sao cho phù hợp với bồn cầu nhà bạn.
  • Bước 2: Cho bơm thụt cao su vào nước ấm để cao su mềm ra giúp cho việc thông tắc dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Bước 3: Đặt pittong vào bồn cầu sao cho đầu của pittong nằm chính giữa bồn cầu.
  • Bước 4: Sau đó, bạn đẩy mạnh pittong từ trên xuống dưới, kéo lên xuống đến khi nào cảm thấy đầu cao su đã chạm vào thành bể.
  • Bước 5: Sau khi chất thải đã được trôi ra ngoài, bạn nên tiến hành xả nước bồn cầu, lặp lại như vậy để tăng thêm hiệu quả. Tham khảo ngay cách sử dụng súng thông tắc bồn cầu tiết kiệm tại nhà
súng thông tắc bồn cầu bằng khí nén
bạn có thể sử dụng súng thông tắc bồn cầu bằng khí nén

5. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả bằng Coca Cola

Ngày nay, người ta thường dùng Coca Cola để thông bồn cầu bị đầy hơi vì nguyên liệu này có chứa chất sodium bicarbonate, là một hợp chất có tính kiềm mạnh, có khả năng làm sạch đồ vật cũng như giúp phân hủy các chất làm tắc nghẽn khiến cho đường cống thoát nước được thông thoáng hơn.

  • Bước 1: Đổ vào bồn cầu 1 chai Coca Cola 1.5 lít.
  • Bước 2: Đập nắp bồn cầu và chờ 2 tiếng để Coca Cola phát huy tác dụng của nó.
  • Bước 3: Sau đó, bạn đổ 4 lít nước sôi vào bồn cầu rồi bạn chỉ cần xả nước cho tới khi Coca Cola không còn bám dính trong bồn nữa.
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng Coca Cola
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng Coca Cola

6. Xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả bằng băng dính

Khi bồn cầu bị đầy hơi, bạn có thể dùng băng dính để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, hãy tham khảo các bước thực hiện dưới đây nhé!

  • Bước 1: Bạn cần đeo bao tay và đẩy nắp bệ ngồi lên, sau đó lau sạch các chất bẩn bám xung quanh miệng bồn cầu.
  • Bước 2: Sử dụng băng dính dán kín miệng bồn cầu sao cho không bị hở.
  • Bước 3: Xả nước bồn cầu từ 1 đến 2 lần cho tới khi thấy băng dính căng phồng lên thì bạn dừng xả nước.
  • Bước 4: Dùng tay đẩy mạnh băng dính, lực này sẽ tạo ra được áp suất lớn để đẩy nước xuống và kéo theo các chất thải gây tắc nghẽn bồn cầu.
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng băng dính
Xử lý bồn cầu bị đầy hơi bằng băng dính

Bạn cần lưu ý những vấn đề sau nếu như muốn xử lý bồn cầu bị đầy hơi hiệu quả.

  • Khi tiến hành xử lý bồn cầu thì bạn cần phải trang bị đồ bảo hộ như ủng, bao tay, khẩu trang,.. để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Những cách trên chỉ áp dụng cho các trường hợp tắc nghẽn nhẹ, nếu như bạn thấy bồn cầu nhà bạn đang ở tình trạng nghẹt nghiêm trọng thì bạn nên gọi thợ xuống để kiểm tra cũng như đưa ra hướng để giải quyết một cách triệt để nhất.
  • Khi bạn đổ nước sôi vào bồn cầu hãy đổ thẳng trực tiếp xuống đường ống, tránh đổ vào phần men của bồn cầu gây hư hại cũng như bị bào mòn.

Những cách trên đây chắc chắn sẽ giúp cho gia đình bạn có thêm nhiều biện pháp cũng như kỹ năng xử lý bồn cầu bị đầy hơi một cách nhanh chóng. Chúc bạn thành công khi áp dụng các phương pháp này.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao nhận biết hầm cầu bị đầy?

Một trong những dấu hiệu hầm cầu bị đầy dễ nhận biết nhất chính là nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi khó chịu. Khi hầm cầu bị đầy, lớp màng chất thải hữu cơ sẽ đạt đến mức tối đa. Chính vì vậy, tình trạng trào ngược sẽ xảy ra, nhà vệ sinh dễ bốc mùi thậm chí có xuất hiện bọt trắng, hầm cầu bốc mùi hôi.

Bồn cầu bị nghẹt đầy nước như thế nào?

Khi bồn cầu xuất hiện dấu hiệu bị nghẹt, bạn có thể dùng cách đơn giản nhất đó là tận dụng áp lực nước mạnh để làm thông bồn cầu. Chỉ cần ấn nút xả nước ở mức lớn nhất trong khoảng 2 – 3 lần hoặc bạn có thể sử dụng một xô nước lớn đổ thật mạnh vào trong bồn cầu để tăng áp lực nước.

Đánh giá

Bình luận


@

Pin It on Pinterest