Bồn cầu bị nghẹt giấy phải làm gì? Vậy cách xử lý nào dễ làm nhất ?

Bồn cầu bị nghẹt giấy là tình trạng diễn ra phổ biến hiện nay. Điều này không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của gia đình.

Trong quá trình sử dụng bồn cầu, nhiều khách hàng mắc phải tình trạng kẹt giấy vệ sinh và giấy vệ sinh không thể tiêu hủy được. Việc giấy vệ sinh nên bỏ vào bồn cầu hay vào thùng rác sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng giấy, hệ thống xả bồn cầu, hệ thống nước xả. Để giải đáp các bạn có thể tham khảo một số cách thông bồn cầu bị nghẹt giấy đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Loại giấy vệ sinh nào có thể bỏ vô bồn cầu ?

Giấy vệ sinh trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng về chất lượng và chủng loại. Có hai loại giấy vệ sinh chủ yếu đó là:

Giấy vệ sinh được làm bằng chất liệu bột giấy nguyên chất:

Sản phẩm này có giá thành khá cao, nhưng lại vô cùng thân thiện với môi trường và mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Đặc điểm ưu việt của sản phẩm này đó chính là sự mềm mịn, dai, trắng, mặt giấy không chứa các tạp chất nên khi sử dụng bạn sẽ cảm thấy vô cùng mềm mại và không hề bị rát da.

Giấy vệ sinh được làm từ nguyên tiệu bột giấy tái chế:

Vì được làm từ bột giấy tái chế, giấy vụn, giấy tái chế nên giấy sẽ thường khô ráp, độ trắng thấp hơn. Đồng thời giá thành các loại giấy này lại khá rẻ.

Vì vậy, nếu bạn sử dụng loại giấy vệ sinh, chất liệu giấy mỏng, mềm dễ phân hủy trong nước thì bạn có thể bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu và xả nước. Còn đối với những loại giấy vệ sinh thường khô ráp, giấy dai và lâu tan trong nước, khách hàng nên cẩn thận trong quá trình sử dụng bỏ giấy vào bồn cầu sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn bồn cầu khi xả nước.

Tại sao giấy vệ sinh làm nghẹt cầu ?

Việc có nên bỏ giấy vào bồn cầu hay không, cũng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cấp thoát nước của phòng vệ sinh. Thông thường, việc thiết kế hệ thống nước nhà vệ sinh phải riêng biệt, không được đi qua các khu vực như phòng khách hay phòng ngủ. Tiến hành lắp đặt hệ thống, đường ống dẫn hợp lí để việc kiểm tra, sửa chữa hay thay thế khi bị hư hỏng. Thiết kế sao cho đường ống nước ngắn gọn nhất có thể. Để nếu khi hệ thống nước thải cần sửa chữa thì có hướng phù hợp để giải quyết.

Đối với những hệ thống nước đã xuống cấp và yếu thì bạn không được bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn. Vì vậy, trong quá trình lắp đặt ống nước thải xuống bồn cầu, tuyệt đối không để ống chạm ngập vào nước sẽ giảm khả năng xả các chất thải xuống bể phốt. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, nếu hệ thống đã xuống cấp quá vì thời gian sử dụng lâu dài, thì gia chủ cần phải sửa chữa và bảo hành hệ thống để quá trình sử dụng sẽ không gặp quá nhiều rủi ro.

Còn đối với những hệ thống cấp nước mạnh, hoạt động tốt thì bạn hoàn toàn có thể ném giấy vào bồn cầu nhưng cũng nên chú trọng đến chất lượng của giấy vệ sinh và đảm bảo giấy có thể tan nhanh chóng trong nước.

Lý do bồn cầu bị nghẹt giấy

Thông thường một số thành viên trong gia đình có thói quen xả giấy xuống bồn cầu khi đi vệ sinh, thời gian đầu bồn cầu sẽ không ảnh hưởng vì lượng giấy xả xuống chưa đủ để gây ra tình trạng nghẹt, nhưng sau một thời gian xả giấy xuống thì giấy dần tích tụ cùng với nước và gây nghẹt bồn cầu.

Vậy để trả lời câu hỏi ”bồn cầu bị nghẹt giấy phải làm sao” thì dưới đây là một số cách thông bồn cầu bị nghẹt do giấy gây ra mà bạn cần tham khảo để khắc phục tình trạng này.

Tác hại của việc bồn cầu bị nghẹt giấy

Khi bồn cầu bị tắc do giấy vệ sinh sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

  • Nước bồn cầu thoát chậm thậm chí là không chảy: Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các bồn cầu công cộng. Việc xả giấy vệ sinh quá nhiều khiến bồn cầu tắc nghẽn, nước không trôi, gây mất vệ sinh và bốc mùi khó chịu
  • Bể phốt nhanh bị đầy: Việc xả giấy vệ sinh liên tục và nhấn xả nước sẽ khiến bể phốt của bạn nhanh bị đầy.

Điều này không chỉ gây tắc nghẽn nhà vệ sinh mà thậm chí còn gây trào ngược chất thải. Với những gia đình ở ngoại thành việc thông hút bồn cầu khá dễ. Tuy nhiên, với các căn hộ ở trong ngõ nhỏ, việc thông bồn cầu nghẹt khá khó khăn, gây cản trở.

Có cách nào để xử lý nghẹt bồn cầu do giấy vệ sinh tại nhà hay không?

Khi bồn cầu bị nghẹt giấy, bạn có thể áp dụng một trong 12 cách xử lý khi bồn cầu bị nghẹt giấy hiệu quả và dễ làm sau:

Cách 1: Thông tắc bồn cầu bị nghẹt giấy bằng bột thông cống

Chuẩn bị:

+ Mua bột thông bồn cầu nghẹt tại các cửa hàng bán bột thông cống
+ Bao tay, mắt kính

Cách xử lý:

+ Hòa tan bột thông cống với nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì rồi đổ xuống bồn cầu.
+ Đậy nắp bồn cầu lại rồi chờ qua đêm để chúng phân hủy giấy vệ sinh.
+ Xả nước bồn cầu thật mạnh làm giấy vệ sinh đã được phân hủy trôi xuống hầm cầu.

Cách 2: sử dụng dây lò xo thông bồn cầu

– Dây lò xo thông nghẹt bồn cầu là một trong những vật dụng được nhiều người nghĩ đến và sử dụng trong quá trình thông nghẹt bồn cầu nghẹt bởi vật cứng. Dụng cụ này cũng nhận được sự đánh giá cao từ người sử dụng bởi quá trình thông tắc bồn cầu diễn ra hiệu quả hơn nhờ vào chức năng tuyệt vời của nó.

– Bạn có thể tìm mua dây lò xo thông nghẹt tại những cửa hàng chuyên đồ thông nghẹt bồn cầu. Chọn dây lò xo có kích thước khoảng 3m đến 5m tốt vì chúng ta không biết được vật cản nắm sâu bên trong hay chỉ là bên ngoài.

Cách làm:

Đầu tiên cho đầu dây lò xo vào lỗ thoát nước bồn cầu, Khi đụng phải giấy vệ sinh mắc kẹt, bạn hãy nhanh chóng xoay lò xo theo hướng kim đồng hồ cho đến khi lò xo căng cứng thì buông tay ra cho vật cản theo lực đẩy trôi xuống hầm cầu. Kế tiếp, bạn tiến hành xả nước xem có bị nghẹt

Cách 3: xử lý bồn cầu nghẹt giấy vệ sinh bằng pittong cao su

Mỗi nhà nên được trang bị ít nhất một pittong cao su thông bồn cầu. Pittong cao su là một trong những vật dụng gia đình cần thiết, đây có thể được xem là hàng phòng thủ đầu tiên của bạn chống lại các sự cố nhà vệ sinh bị tắc giấy. Nếu bạn không muốn gặp phải tình trạng bồn cầu tắc mà không biết làm gì thì hãy mua ngay cho mình một cái pittong cao su, tránh trường hợp nước bẩn tràn ngập phòng tắm của bạn.

Cách thực hiện:

+ Bước 1: Đặt pittong vào bồn cầu (lưu ý là nhớ phải cho nước ngập đầu pittong).

+ Bước 2: Ấn và kéo pittong để tạo áp lực đẩy giấy vệ sinh gây tắc nghẽn ở ống dẫn chất thải trôi xuống bồn cầu.

+ Bước 3: Xả lại với nước để làm sạch bồn cầu và nhớ vệ sinh pittong. Nếu sau khi xả nước bạn vẫn thấy nước thoát rất chậm và hình như vẫn còn tình tạng nghẹt bồn cầu thì hãy thử thực hiện lại một lần nữa.

Lưu ý: Trước khi sử dụng piitong để thông bồn cầu tắc giấy bạn nên cho đầu cao su vào trong nước ấm để cao su mềm ra giúp cho đầu của pittong có thể áp sát vào ống dẫn chất thải của bồn cầu.

Cách 4: Thông tắc bồn cầu bằng coca cola

Trong coca cola có chứa các axit có tác dụng phân hủy giấy vệ sinh bám vào bồn cầu.

Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị các vật dụng như sau:

+ 1 chai Cocacola 1,5 lít.
+ 1 cây cọ nhà vệ sinh.
+ Dụng cụ bảo bộ lao động.

Cách làm như sau:

  • Bươc 1: đổ Coca vào bồn cầu sao cho Coca qua vành bồn cầu chảy qua các vết bẩn ở trên bề mặt bồn cầu.
  • Bước thứ 2: giữ cho Coca được ngấm ít nhất là một giờ, để các axit trong Coca phá vỡ và làm phân hủy giấy vệ sinh. Nếu giấy nhiều hãy để nó qua đêm.
  • Bước thứ 3: Dùng bàn chải cọ rửa cho nhà vệ sinh. Sau đó ấn nút để xả nước để rửa trôi chất bẩn. Lúc này bồn cầu sẽ không con nghẹt nữa.

Xem nay để biết:

#3 bước xử lý thông bồn cầu bằng nước ngọt cocca ít ai biết

Cách 5: Sử dụng lượng giấy vệ sinh vừa phải

Để hạn chế tình trạng nghẹt bồn cầu, hãy sử dụng giấy vệ sinh với lượng vừa phải, sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu thì nên chọn các loại giấy tốt, dễ phân hủy.

Giấy phải bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.

Cách 6: Xử lý bồn cầu nghẹt giấy bằng baking soda và giấm

Hỗn hợp baking soda và giấm sẽ tạo ra phản ứng hóa học giúp bồn cầu đang bị nghẹt giấy sẽ nhanh chóng được thông. Để thông tắc bằng cách này, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bột Baking soda, giấm và nước nóng.
  • Bước 2: Cho khoảng 100g Baking soda vào bồn cầu. Tiếp tục đổ từ từ khoảng 200ml giấm vào bồn cầu.
  • Bước 3: Để phản ứng tự nhiên giữa Baking soda và giấm trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó dùng 4 lít nước ở nhiệt độ khoảng 70 độ C (lưu ý khi đổ nước tránh để tiếp xúc da). Hãy để tự nhiên như vậy đến sáng hôm sau. Đây cũng là cách thông bồn cầu bằng nước nóng ít ai biết được.
  • Bước 4: Xả nước bồn cầu vài lần để đảm bảo tất cả các hỗn hợp tẩy rửa không còn bám trên thành bồn cầu.
  • Bước 5: Kiểm tra lại bồn cầu đã được thông tắc chưa. Nếu chưa, bạn hãy thực hiện lại các bước trên 2 – 3 lần để thông tắc hoàn toàn. Nếu đã làm nhiều lần mà vẫn không xử lý được thì chứng bỏ bồn cầu nhà bạn đã bị tắc nghiêm trọng.

Hỏi đáp của khách hàng

1. Dùng giấy vệ sinh xong có nên bỏ vào bồn cầu hay không ?

Trong quá trình sử dụng bồn cầu toilet nhà vệ sinh, nhiều khách hàng mắc phải tình trạng kẹt giấy vệ sinh và giấy vệ sinh không thể tiêu hủy được.

Việc giấy vệ sinh nên bỏ vào bồn cầu hay vào thùng rác sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng giấy, hệ thống xả bồn cầu, hệ thống nước xả. Để giải đáp thắc mắc dùng giấy vệ sinh có nên bỏ vào bồn cầu hay không? Trả lời sau đây của Công ty TNHH Dịch Vụ Môi Trường Hoàng Long sẽ giải đáp tới khách hàng.

2. Có nên vứt giấy vào bồn cầu hay không ?

Trả lời:

  • Trên thực tế, không có quy định nào được tạo ra mà không có nguyên nhân của nó cả, kể cả việc xả nước toilet.
  • Vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu hay vứt vào thùng rác vẫn là câu chuyện muôn thuở được nhiều người bàn luận. Nhiều khi tới bắt gặp chình ình các tấm biển trong toilet với dòng chữ “không vứt giấy vào trong bồn vệ sinh!”.
  • Tuy nhiên với các thiết bị bồn cầu cũ, bạn chỉ thấy nước xả ra đủ để trôi xuống mà chẳng có gì để hút. Nếu cứ vô tư xả giấy, rồi có ngày chính bạn phải là người đi hút bể phốt! Điều này không chỉ đúng với các thiết bị mà còn với toàn bộ hệ thống cấp thoát nước đã xuống cấp, xập xệ tại nhiều nước.

3. Nên lựa chọn loại giấy vệ sinh nào khi sử dụng bồn cầu ?

Để hạn chế tình trạng bồn cầu bị nghẹt giấy, khi chọn giấy vệ sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bề mặt của tờ giấy: Ưu tiên lựa chọn giấy vệ sinh về mặt nhẵn, phẳng, không bị sần sùi. Ngoài ra, thử vò để kiểm tra giấy chất lượng hay không. Nếu thấy bột giấy rơi ra nhiều, khả năng đó là giấy kém chất lượng.
  • Nguồn gốc của giấy: Trước khi chọn mua giấy, cần tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất cũng như thương hiệu sản phẩm. Theo đó, cần chọn giấy chất lượng, dễ phân hủy, có xuất xứ rõ ràng, cụ thể.
  • Chọn giấy không mùi: Các loại giấy vệ sinh có mùi thơm chứa nhiều hóa chất gây mùi, làm dị ứng, mẩn đỏ da. Do đó hãy kiểm tra kỹ trước khi lựa chọn.
  • Màu sắc giấy: Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chọn giấy vệ sinh màu trắng là tốt nhất vì nó sạch. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy, bởi giấy trắng hay bị tẩm phẩm màu, hóa chất,….Nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho da và sức khỏe.

Đây là những cách thông bồn cầu bị nghẹt giấy mà bạn có thể tự mình áp dụng tại nhà, nếu sau khi áp dụng xong mà không mang lại hiệu quả. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thông nghẹt bồn cầu hãy nhanh chóng liên hệ ngay: 0901.511.211 cho chúng tôi để nhanh chóng xử lý thông nghẹt hiệu quả.

Đánh giá

Bình luận


@

Pin It on Pinterest