Trong bất cứ một ngôi nhà ở nào từ những căn biệt thự xa hoa, căn chung cư căn hộ cao cấp hay các ngôi nhà mặt phố sang trọng cho đến những ngôi nhà đơn giản dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiếu không gian khu phòng tắm và nhà vệ sinh đẹp. Chính vì vậy, việc bố trí và mẫu thiết kế nhà vệ sinh là rất cần thiết.
Diện tích không lớn song phòng vệ sinh đòi hỏi sự phối hợp khéo léo, hợp lý trên nhiều yếu tố, từ công năng, thẩm mỹ đến kỹ thuật.
Nhiều gia đình có nhu cầu nhưng còn băn khoăn, thậm chí thành viên trong gia đình có nhiều ý tưởng nhưng chưa có ý kiến chung. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh là gì?
Phòng tắm ( nhà vệ sinh ) hay nhà tắm là một căn phòng được thiết kế xây dựng, bố trí để phục vụ cho nhu cầu tắm rửa, vệ sinh hay thư giãn của con người; đây là một cấu trúc phòng tương đối khép kín để cá nhân có chút riêng tư. Phòng tắm thường có bồn tắm và vòi hoa sen; trong phòng tắm ở một số nước có thể thiết kế cả nhà vệ sinh và bồn rửa mặt (lavabo) có khi cả bình nóng lạnh. Một số vật dụng thường có trong phòng tắm như gương, lược, kem đánh răng, bàn chải đánh răng (bóp đánh răng), khăn mặt, khăn tắm, giấy vệ sinh, xà bông, xà phòng, dầu gội đầu, nước hoa…
Ở Bắc Mỹ từ “phòng tắm” thường được sử dụng chỉ một phòng có chứa một nhà vệ sinh hoặc có thể là một nhà vệ sinh công cộng (chính xác hơn thì nó được gọi là một “nhà vệ sinh“). Phòng tắm đã hình thành từ hơn 3000 năm trước. Về cấu trúc, phòng tắm thường được đặt chỗ kín gió, tránh nhìn thẳng ra cửa vì dễ bị gió lùa, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe những người sinh sống trong nhà. Hầu hết các phòng cho thuê trong các khách sạn, nhà khách, nhà trọ đều bố trí phòng tắm, một số kết hợp cả phòng tắm và phòng vệ sinh. Ngày nay ở các khách sạn lớn việc bố trí bình nóng lạnh trong nhà tắm trở nên phổ biến.
Xem thêm: Top 8 nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh hiện đại
Những mẫu thiết kế nhà vệ sinh đẹp dưới đây hội tụ đầy đủ hiện đại
Chắc hẳn rằng bất cứ ai cũng đều muốn ngôi nhà của mình có một nhà vệ sinh vừa đẹp lại vừa tiện nghi. Tuy nhiên, bạn gặp khó khăn trong việc lên ý tưởng thiết kế? Dưới đây là một vài chia sẽ về các mẫu nhà tắm, phòng vệ sinh đẹp lung linh dành cho ngôi nhà của bạn.
#1. Thiết kế phòng vệ sinh đẹp kết hợp phòng tắm theo phong cách hiện đại, đơn giản nhưng sang trọng cao cấp.
#2. Sử dụng tông màu trắng để tạo sự thông thoáng cho nội thất nhà vệ sinh
#3. Kết hợp cây xanh giúp phòng vệ sinh tươi mát hơn
#4. Mẫu phòng vệ sinh đơn giản với đồ vật trang trí hiện đại
#5. Tông màu pastel nhẹ nhàng được tối ưu
#6. Nội thất nhà vệ sinh sang trọng và tươi mát hơn khi kết hợp với cây xanh
#7. Lát gạch ốp nhà vệ sinh đẹp với chi tiết đẹp mắt
#8. Mẫu thiết kế lấy tone màu vàng tươi làm chủ đạo
#9. Thiết kế nhà vệ sinh cho căn hộ chung cư
#10. Thiết kế nhà vệ sinh diện tích nhỏ có bồn tắm
#11. Nội thất phòng tắm đồng bộ sang trọng
#12. Thiết kế cửa sổ lớn đón ánh sáng tự nhiên
#13. Thiết kế nhà vệ sinh hiện đại
#14. Nhà vệ sinh nhỏ đẹp, sang trọng với bồn cầu treo tường và nội thất phòng tắm gọn gàn sạch sẽ
#15. Mẫu nhà vệ sinh đẹp dành cho căn hộ chung cư hiện đại
#16. Toilet và phòng tắm được ngăn cách bằng 1 tấm rèm lớn
#17. Thiết kế toilet nhỏ đẹp cho nhà phố, căn hộ chung cư nhỏ
#18. Mẫu thiết kế phòng vệ sinh đẹp
#19. Thiết kế toilet nhỏ đẹp dễ thương với nội thất toilet mini
#20. Nội thất nhà vệ sinh đẹp kết hợp với bồn tắm
#21. Mẫu thiết kế phòng vệ sinh đẹp cho biệt thự
#22. Mẫu nhà vệ sinh 2m2
#23. Thiết kế phòng tắm 4m2
#24. Phòng tắm nhỏ 1m2
#25. Phòng tắm nhỏ 3m2
#26. Thiết kế nhà vệ sinh 1m2
#27. Thiết kế phòng tắm 6m2
Tầm quan trọng khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh đẹp?
+ Vị trí chiều cao vòi sen và bát sen: vòi sen có chiều cao tiêu chuẩn từ 7,7m đến 8m và bắt sen vừa tầm tay với khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì tay bạn sẽ gặp phải sự cố.
+ Vị trí thiết bị phụ: Lắp đặt thiết bị đặt giấy toilet không nên quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.
+ Không nên trồng quá nhiều cây cối trong nhà tắm: bởi điều đó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muối và vi khuẩn phát triển.
– Chú ý lựa chọn những vật liệu có độ nhám vừa phải, tránh trường hợp dễ bám dơ và khó chùi rửa là một trong những điều cần lưu ý khi muốn sở hữu một không gian nhà vệ sinh đẹp. Hãy lựa chọn sàn phòng tắm là vật liệu có độ bền cao, không bay màu gạch lát, không bị ố màu và bị mài mòn,…
– Theo tư vấn của kiến trúc sư, thiết kế nội thất đẹp nên lựa chọn những loại gỗ chịu được nước như HDF (gỗ nhân tạo), căm xe,…
– Khi thiết kế mẫu nhà tắm, nhà vệ sinh ngoài trời đẹp cũng tốt nhưng cần chú ý bảo dưỡng phòng tắm sao cho tốt bởi phòng tắm là nơi ẩm thấp dễ có muỗi và côn trùng ngoài trời bay vào.
– Cửa nhà vệ sinh nên lựa chọn kích thước chiều cao tiêu chuẩn khoảng 1.9 m – 2.1 m – 2.3 m và chiều rộng tương ứng là 0.68 m – 0.82 m – 1.02 m, sẽ giúp thuận tiện cho việc đi lại.
– Kích thước gạch lát nền để thiết kế phòng tắm đẹp nên sử dụng kích thước 20 x 20 cm và gạch ốp tường có thể sử dụng 20×20 cm hoặc 20×30 cm.
– Không ốp gạch lên sát trần, hãy sử dụng sơn bạn nhé và chiều cao tối thiểu của trần là 2.2 m.
– Tất cả các phòng vệ sinh đều nên có quạt thông gió.
Các thiết kế nhà vệ sinh nhà tắm đẹp và hiệu quả
Đối với nhà vệ sinh diện tích vừa
Khi xây nhà tắm đẹp, nhà vệ sinh gia đình có diện tích vừa sẽ nằm trong khoảng 4m2 đến 6m2. Với diện tích này bạn dễ dàng bố trí thêm một số đồ nội thất như tủ đựng nhỏ trong phòng tắm, bồn tiểu nam,…
Thường những mẫu thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh có diện tích vừa và nhỏ sẽ phù hợp với mẫu nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống.
Đối với nhà vệ sinh diện tích nhỏ
Khi thiết kế mẫu nhà vệ sinh, phòng tắm nhỏ hẹp sẽ có diện tích trong khoảng 2,5m2 đến 3m2. Với diện tích như vậy bạn có thể thiết kế vòi tắm sen, chậu rửa mặt và bồn cầu. Khi bố trí cần khéo léo để tránh trường hợp bị chồng chéo, có thể tách lavabo ra ngoài để hai người có thể sử dụng phòng tắm cùng một lúc.
Đối với nhà vệ sinh diện tích rộng
Khi thiết kế phòng tắm lớn thường sẽ có diện tích khoảng 10m2 trở nên, với diện tích này bạn có thể trang trải đủ các thứ đồ nội thất hiện đại, tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu của mình như xông hơi, có bồn tắm, sấy tay,…hoặc có thể trang trí thêm tranh ảnh và cây xanh tùy thích.
Ưu nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh phòng tắm chung và riêng
Nhược điểm khi thiết kế riêng
+ Đảo lộn sinh hoạt: Nhiều người thường có thói quen sử dụng chung nhà vệ sinh và phòng tắm bởi sự tiện nghi khi giải quyết nhiều vấn đề của mình. Sử dụng 2 phòng khác nhau khiến họ gặp nhiều bất tiện và sử phải thay đổi thói quen sinh hoạt của mình. Nếu các chủ nhân thích hoàn thành tất cả các thủ tục vệ sinh cá nhân của mình trong một căn phòng thì mô hình này sẽ không dành cho họ.
+ Tốn kinh phí: Chắc chắn thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh sẽ khiến bạn phải tốn nhiều kinh phí hơn bởi đây là 2 phòng tách biệt. Nguyên vật liệu xây dựng cũng nhiều hơn, các sơn tường, gạch ốp lát cho 2 phòng cũng bị tăng lên.
+ Tốn diện tích: Diện tích sử dụng cho 2 căn phòng này cũng phải rộng hơn khác nhiều. Đây là lý do mà hình thức này chỉ sử dụng cho những căn hộ có diện tích tốt.
Ưu điểm khi thiết kế chung
+ Tiện nghi sử dụng – Tiết kiệm thời gian: Tiện nghi trong sử dụng chắc chắn là ưu điểm hàng đầu rồi. Bạn sẽ không phải chịu cảnh “cả nhà dùng chung một phòng vệ sinh” và phải mệt mỏi chờ đợi từng thành viên giải quyết các vấn đề của mình. Phòng tắm riêng, phòng vệ sinh riêng giúp tối giản thời gian chờ đợi vì “phòng nào việc nấy”. Mọi người sẽ không phải giục giã nhau việc sử dụng nhà vệ sinh quá lâu.
Thiết kế riêng biệt còn giúp người sử dụng có nhiều thời gian và không gian sử dụng mà không phải lo lắng, cập rập vì sợ ảnh hưởng đến người khác trong nhà.
+ Đảm bảo vệ sinh: Nhà tắm là nơi khá sạch sẽ, không chỉ dùng để tắm mà còn là nơi thư giãn, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong khi đó nhà vệ sinh là nơi bài tiết, là nơi có mùi ô uế tồn đọng nhiều chất thải và bụi bẩn. Vì vậy, nhà vệ sinh có thể sẽ khiến không gian nhà tắm bị ám mùi, gây cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Sử dụng nhà vệ sinh chung với phòng tắm dễ sản sinh ra các kí sinh trùng, vi khuẩn mới trong phòng. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của người sử dụng.
+ Riêng tư tuyệt đối
Đi kèm với sự phân chia rạch ròi giữa phòng tắm và nhà vệ sinh chính là tính riêng tư. Với hai phòng riêng biệt, sẽ chẳng còn ai làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian riêng tư của người kia nữa.
Một sốmẫu thiết kế nhà vệ sinh đẹp mê mẩn
Nếu diện tích dành cho thiết kế phòng tắm bị giới hạn, dưới đây là những hình ảnh mẫu nhà tắm nhỏ đẹp và những gợi ý mẫu thiết kế nhà vệ sinh đẹp phù hợp nhất để bạn tham khảo.
Vị trí nhà vệ sinh
Theo phong thủy, phòng vệ sinh là nơi chứa uế khí, vì vậy tránh đặt chính giữa nhà (trung cung). Vệ sinh nên đặt về các góc hoặc nép một bên nhà. Về hướng, nên đặt theo hướng xấu (hung). Với những mặt bằng đất méo, phòng vệ sinh nên đặt ở những chỗ lồi ra, khuyết lõm, để tạo sự vuông vức, cân bằng.
Phòng vệ sinh phải ở nơi thuận tiện đi lại, dễ nhìn, dễ tìm. Với nhà nhiều tầng, các phòng vệ sinh tránh đặt trên các không gian quan trọng có yếu tố tâm linh như bếp, phòng thờ. Tốt nhất ở dưới phòng vệ sinh tầng trên là phòng vệ sinh tầng dưới hoặc các không gian phụ như nhà xe, kho chứa đồ. Các phòng vệ sinh thẳng nhau trên trục đứng còn thuận tiện cho việc đi đường ống cấp thoát nước, tiết kiệm, thẩm mỹ và đảm bảo kỹ thuật, thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, không làm ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt khác.
Trong trường hợp phòng ngủ có vệ sinh riêng, thì phòng vệ sinh nên ở phía gần cửa ra vào, gần tủ quần áo để tiện cho việc sử dụng, sinh hoạt. Phòng vệ sinh không nên ở đầu giường, cửa phòng vệ sinh không nên “chiếu” vào vị trí giường ngủ. Nếu nhà có nhiều phòng chức năng chung một phòng vệ sinh, thì phòng vệ sinh cần đặt ở khoảng giữa để không có vị trí nào phải đi quá xa khi tiếp cận. Nếu tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh thì đó chỉ nên là nhà vệ sinh phụ.
Phân khu chức năng
Một phòng vệ sinh có ba khu chức năng cơ bản, đó là rửa, xí và tắm. Trong nhà vệ sinh kiểu cũ hay làm tách biệt, có thể là khu tắm riêng hoặc khu xí riêng có cửa. Phòng vệ sinh hiện đại tích hợp hết các khu chức năng này vào thành “3 trong 1” song có thể phân biệt làm hai khu là khu khô (rửa và xí) và khu ướt (tắm). Sự phân định không gian có thể chỉ là ước lệ của việc bố trí thiết bị, cũng có thể là những ngăn cách “mềm” bằng vách kính, riđô ni-lông nhằm ngăn nước ở khu vực tắm không bắn, chảy tràn sang khu vực khô.
Xí tiêu chuẩn là xí bệt, còn chậu rửa có thể là chậu tường, chậu bàn (bàn đá, bàn gỗ), tắm có thể là tắm đứng, hoặc tắm bồn, hoặc cả hai. Tùy vào mặt bằng cụ thể và lối tiếp cận vào phòng vệ sinh mà bố trí ba khu chức năng này phù hợp, trên nguyên tắc nơi sử dụng nhiều nhất tiện về đi lại. Theo đó, với một vệ sinh tiêu chuẩn tối thiểu, thì khu vực chậu rửa ở gần cửa (thường thẳng cửa vào), tiếp theo là xí và sau cùng là tắm. Khoảng cách dành cho mỗi thiết bị này dao động từ 90 cm đến một mét.
Nếu là một phòng vệ sinh bố trí thiết bị theo chuỗi dài thì sẽ có chiều dài khoảng 2,7 – 3 mét, với chiều rộng khoảng 1,4 – 1,5 mét. Còn trong trường hợp phòng vệ sinh vuông thì bố trí thiết bị ở ba góc với một góc là cửa, mỗi cạnh trung bình khoảng 2 mét. Việc phân khu chức năng hợp lý không những thuận tiện cho sinh hoạt mà còn thuận tiện cho việc thi công những hệ thống kỹ thuật của phòng vệ sinh.
Thiết bị nhà vệ sinh
Thiết bị liên quan trực tiếp đến phân khu chức năng là rửa, xí và tắm, ví dụ như chậu rửa, vòi chậu, bồn cầu, vòi sen tắm, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng, vách kính.Việc lựa chọn thiết bị dựa trên nhu cầu sử dụng, diện tích và hình dáng mặt bằng phòng, phong cách nội thất, khả năng kinh tế.
Trên thị trường có nhiều hãng thiết bị vệ sinh với đủ loại kiểu dáng và mẫu bộ, bán rời hoặc bán cả bộ theo một phong cách. Việc lựa chọn thiết bị cần thực hiện từ khâu thiết kế để có giải pháp kỹ thuật hợp lý. Ví dụ như loại chậu âm bàn thì làm cao độ bàn theo tiêu chuẩn, nhưng loại chậu đặt trên bàn thì phải hạ thấp bàn theo chiều cao của chậu. Mỗi loại xí có tiêu chuẩn ống thoát khác nhau, cần chờ ống lúc thi công phần thô chuẩn thì mới dễ lắp đặt và đảm bảo thẩm mỹ.
Bên cạnh những thiết bị này, còn nhóm thiết bị kỹ thuật, phụ trợ như đường ống cấp – thoát, van, bình nước nóng, hệ thống đèn chiếu sáng. Chiếu sáng nên có hai hệ thống là hệ thống chiếu sáng chung và chiếu sáng gương (đèn rọi). Trong trường hợp có bồn tắm thì có thể lắp đặt một hệ thống chiếu sáng riêng cho bồn tắm.
Hệ thống kỹ thuật, chống thấm
Đứng đằng sau các thiết bị sử dụng là hệ thống kỹ thuật. Một phòng vệ sinh vận hành hoàn hảo, an toàn, bền vững là nhờ hệ thống này.
Các đường ống nước (cấp và thoát) coi như được chôn “chết” trong tường, sàn, nên phải sử dụng những loại ống tiêu chuẩn, đảm bảo bền vững với thời gian. Các đường ống phải được lắp đặt chính xác, khoa học, chắc chắn. Tiết diện ống phải đảm bảo theo tiêu chuẩn và công suất thiết kế. Ống thoát phải đảm bảo độ dốc khi đi ngang. Các loại ống cấp thoát dùng đúng chủng loại, không được dùng ống cấp lạnh cho đường nước nóng.
Các thiết bị liên quan đến điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, dây dẫn không được hở, không được đi dây điện vào những khu vực ướt, dễ rò điện gây nguy hiểm. Bình nước nóng nhất thiết phải có dây nối đất, thiết bị ngắt an toàn (aptomat). Đèn chiếu sáng nên sử dụng loại có mặt kính chắn để tránh hơi nước bốc lên gây chập cháy và nguy hiểm cho người sử dụng.
Đặc điểm của khu vệ sinh là có nước, và hơi nước. Vì vậy việc chống thấm cũng rất quan trọng. Cần thực hiện chống thấm sàn và chân tường trước khi ốp lát, lưu ý những vị trí xung yếu như chân ống xuyên sàn, chân hộp kỹ thuật. Sàn phải đảm bảo độ dốc thoát nước về miệng ga và thấp hơn sàn chính (sàn sảnh, phòng kế cận) ở vị trí cửa vào khoảng một – hai cm. Trong trường hợp không thể thấp hơn thì phải xây gờ hoặc dùng bậu đá để chắn nước không tràn ra ngoài khi sử dụng làm cho sàn ướt. Khu vực khô và khu vực ướt phải có ga thoát riêng biệt, không dùng chung.
Sàn vệ sinh không nên làm sàn âm vì khi có sự cố thấm dột sẽ khó “bắt bệnh” và sửa chữa. Nên làm sàn như bình thường và che hệ thống ống kỹ thuật trên trần bằng trần giả.
Tin tức liên quan: Dịch vụ chống thấm TPHCM uy tín, bảo hành
Thông thoáng nhà vệ sinh
Phòng vệ sinh là nơi có nước, ẩm thấp, và “nặng mùi” nên rất cần thông thoáng. Khi thiết kế bố trí trên mặt bằng rất cần lưu ý tính toán tới điều này. Lý tưởng nhất là phòng vệ sinh tiếp xúc với khoảng không bên ngoài, để có thể bố trí cửa sổ thông thoáng và lấy ánh sáng tự nhiên.
Trong điều kiện nhà phố ở đô thị hiện nay, việc có nhiều mặt thoáng là khá hiếm. Bên cạnh đó, do đặc điểm sử dụng, cấu trúc chung của mặt bằng mà nhà vệ sinh hay rơi vào khúc giữa, không có mặt thoáng. Với những trường hợp này, nên thiết kế giếng trời, khe kỹ thuật để thông gió lên mái. Cửa sổ thông gió của phòng vệ sinh có thể đặt kế bên chậu rửa, sau lưng xí hoặc tường biên khu tắm. Đặc biệt, nếu phòng vệ sinh đặt bồn tắm thì nhất thiết phải có cửa sổ thông thoáng bên cạnh bồn. Tắm bồn là để thư giãn mà nếu xung quanh chỉ là những bức tường kín đặc, người sử dụng sẽ bức bối.
Trường hợp không có thông thoáng tự nhiên, bắt buộc phải lắp đặt quạt thông gió, thông sang không gian khác, hoặc hút vào ống thông gió riêng rồi đưa lên mái hay ra khoảng không bên ngoài.
Kích thước tiêu chuẩn
Để sử dụng thuận tiện, an toàn và tăng độ thẩm mỹ, các kích thước trong phòng vệ sinh phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nhân trắc học. Ví dụ, trần phòng vệ sinh cao tối thiểu 2,2 mét, chiều cao tới mặt chậu rửa là 82 – 85 cm; chiều cao “củ” vòi sen là 75 – 80cm, chiều cao bát sen treo trên tường là 1,7 – 1,75 m, chiều cao mắc áo là 1,65 – 1,70 cm, độ rộng cánh cửa vào khu tắm đứng là 60 cm. Đối với nhà ở, mỗi gia đình có thể điều chỉnh đôi chút cho phù hợp chiều cao của các thành viên.
Một số thiết bị khác như tiểu nam, bồn vệ sinh nữ đều có kích thước tiêu chuẩn lắp đặt nên khi công cần lưu ý. Cũng có những thiết bị kích thước và quy cách lắp đặt hơi khác thường, nhất là những thiết bị nhập khẩu. Nếu sử dụng cần xem kỹ quy cách lắp đặt khi thi công từ phần thô để đặt ống cấp thoát cho chính xác. Ví dụ như khoảng cách tim ống thoát đến tường lưng ở bồn xí, cao độ ống thoát ngang xuyên tường của xí treo, khoảng cách giữa đầu ra hai vòi nóng – lạnh ở vòi sen…
Vật liệu trang trí, hoàn thiện
Nói chung, vật liệu trong phòng vệ sinh phải là những vật liệu chịu được nước, ẩm, nhiệt. Các loại gạch ốp lát phải có khả năng chống thấm, gạch lát sàn phải nhám để chống trơn trượt. Phòng vệ sinh thường nhỏ, vì vậy nên sử dụng gạch ốp tường màu sáng để tăng ánh sáng khuếch tán trong phòng, cho cảm giác rộng rãi, gạch nền màu sẫm để cân bằng thị giác (trên nhẹ dưới nặng) và không đọng bẩn. Việc chọn lựa kích thước gạch ốp lát cần căn cứ trên nhiều yếu tố: độ rộng phòng, kích thước cụ thể mặt bằng, kích thước phân khu chức năng, chiều cao trần. Có thể dùng tấm thảm cao su, thảm nhựa loại chống trơn trượt để trải trong phòng vệ sinh, cũng là một cách trang trí.
Nếu sử dụng trần thạch cao phải là tấm trần chịu nước, chịu ẩm. Hạn chế dùng vật liệu gỗ, nhất là trong khu ướt vì dễ hỏng. Các loại vật liệu có thể dùng trong vệ sinh là đá, gạch ceramic, kính, kim loại không gỉ (nhôm, inox), nhựa chất lượng cao.
Phòng vệ sinh có ý nghĩa công năng rất lớn, vậy nên cần chú trọng vào công năng, đảm bảo sự tiện dụng, an toàn rồi mới tính đến chuyện thẩm mỹ, hay trang trí. Những thiết bị vệ sinh cũng đã là vật trang trí cơ bản và làm nên nét đẹp của phòng vệ sinh.
Điều cấm kỵ thiết kế nhà vệ sinh
Dưới góc độ khoa học và kiến trúc khi bố trí nhà vệ sinh cần chú ý kiêng kỵ sau: 10 điều cấm kỵ trong mẫu thiết kế nhà vệ sinh
1. Phòng tắm hay toilet kị đặt ở Đông Nam và Tây Nam
2. Đại kị đặt nhà vệ sinh ở Bắc và Đông Bắc
3. Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà
4. Đại kỵ đặt vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính
5. Nhà vệ sinh đặt ở chỗ chế sát khí là đại lợi
6. Phòng tắm hay toilet kị quá nhỏ và không có cửa sổ
7. Nhà vệ sinh kỵ chung với bếp
9. Nhà vệ sinh kỵ trên nóc phòng khách và phòng ngủ
10. Phòng ngủ không nên bố trí phòng vệ sinh
Nhìn chung không bố trí phòng vệ sinh trong phòng ngủ. Khi cửa phòng ngủ thẳng với nhà vệ sinh, người trong phòng ngủ có thể mắc bệnh thận, bệnh bàng quang. Tuy nhiên đây lại là vị trí đào hoa, với người độc thân, ảnh hưởng tương đối ít nhưng với người đã lập gia đình dễ mắc các bệnh thận, bàng quang hay trắc trở về quan hệ vợ chồng.
Trên đây là một số thông tin mẫu thiết kế nhà vệ sinh chắc chắn sẽ đem lại cho không gian sự mới mẻ trong kiến trúc hiện đại. Bên cạnh những ích lợi về thời gian, nhu cầu riêng tư, an toàn vệ sinh thì thiết kế cũng yêu cầu người sử dụng phải làm quen với lối sinh hoạt mới và lo liệu được những khoản chi tiêu đi kèm. Vậy nên, bạn có thể cân nhắc về thiết kế thi công nội thất căn nhà của mình.